Thu gọn danh mục

Bệnh sùi mào gà ở môi và cách chữa trị như thế nào luôn là nỗi băn khoăn của rất nhiều người khi vô tình mắc phải. Do vậy nếu bạn cũng đang lo lắng về bệnh lý này và muốn hiểu rõ hơn về bệnh hãy cùng tìm hiểu những chia sẻ của bài viết ngay dưới đây!

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

THẾ NÀO LÀ BỊ SÙI MÀO GÀ Ở MÔI?

Nhắc đến sùi mào gà tại môi thì đây là bệnh do virus HPV gây ra và nó được đánh giá là bệnh xã hội nguy hiểm, chỉ đứng sau bệnh HIV. Sùi mào gà có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi từ trẻ nhỏ cho đến những người lớn. Đặc biệt là đối với những người đang ở độ tuổi sinh sản.

Đa phần bị sùi mào gà tại môi người bệnh đều nghĩ bản thân đang bị mắc dị ứng ngoài da hoặc bị nhiệt miệng mà thôi. Nhưng khi những mụn sùi mào gà mọc thành từng chùm với nhau tạo thành những hình dạng như hoa lơ hoặc sùi mào gà mới biết bản thân bị mắc bệnh.

Bệnh lý này có thời gian ủ bệnh khá dài phải sau khoảng 2 đến 9 tháng thì người bệnh mới biết bản thân bị và có thể nhận biết được bằng mắt thường được.

Bệnh sùi mào gà ở môi

Bệnh sùi mào gà ở môi

NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG SÙI MÀO GÀ Ở MÔI

Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng sẽ giúp cho người bệnh có thể sớm nhận ra được bản thân có bị sùi mào gà ở vị trí môi hay không.

1. Nguyên nhân gây ra sùi mào gà tại môi

Do quan hệ tình dục bằng miệng chính là nguyên nhân chính gây bệnh ở môi. Bởi vì nhiều người có thói quen quan hệ bằng miệng để dễ có được khoái cảm.

► Do thân mật với người bị sùi mào gà ở miệng đặc biệt là nếu bạn có những vết thương hở ở khoang miệng.

► Do bản thân dùng chung đồ dùng cá nhân với người mắc sùi mào gà như là dùng chung bàn chải đánh răng, khăn tắm hoặc khăn mặt… Nó sẽ làm cho bệnh phát tán sang cá thể mới đặc biệt là khi sức đề kháng cơ thể bị suy yếu.

► Do trẻ sơ sinh sinh ra từ âm đạo người mẹ bị sùi mào gà làm cho trẻ bị bệnh bẩm sinh tại vùng môi, mắt, họng…

2. Triệu chứng của sùi mào gà ở môi

Sau thời gian từ 2 đến 9 tháng ủ bệnh thì người bị sùi mào gà tại môi thấy xuất hiện các triệu chứng bao gồm:

► Các mảng đỏ hoặc là trắng xuất hiện tại khoang miệng, tại viền môi.

► Miệng, môi, họng xuất hiện những mụn nhỏ li li và không ngứa không đau. Nó mọc độc lập với bờ trơn nhẵn có màu hồng, sờ vào sẽ thấy mềm. Sau một thời gian thì những mụn này tụ lại cùng nhau tạo thành mảng lớn với bề mặt nhìn trông như là hoa cà hoặc hoa mào gà.

► Những mụn sùi mào gà tại môi dễ vỡ bởi tác động từ bên ngoài, khi ăn uống hay là vô tình ma sát nhẹ nó có thể khiến cho chúng bị tiết mủ, chảy máu và rất dễ bị lây lan.

► Ở vùng da môi tổn thương nó bị sưng đỏ, dễ viêm loét gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh.

Có nhiều biểu hiện, triệu chứng sùi mào gà ở môi

Có nhiều biểu hiện, triệu chứng sùi mào gà ở môi

Lưu ý: Ở giai đoạn đầu thì sùi mào gà rất dễ bị nhầm lẫn cùng bệnh nhiệt miệng. Bệnh này sẽ gây ra những triệu chứng như là sưng họng, đau họng khi ăn uống hoặc nuốt nước bọt. Nhưng bệnh nhân cần lưu ý nếu là bệnh nhiệt miệng thì sẽ thấy viêm loét có bờ đỏ ở khoang miệng và gây đau khi ăn, sưng đỏ ở hàm, có các vết loét nhỏ ở sàn miệng, môi, lưỡi, nướu răng. Nhưng bệnh thường kéo dài chỉ trong 2 tuần rồi tự lành, không có sẹo để lại.

CHỮA TRỊ SÙI MÀO GÀ Ở MÔI RA SAO?

Như đã nói với sùi mào gà tại môi thì thời gian ủ bệnh khá lâu và đặc biệt ở giai đoạn đầu thì bệnh lại không có biểu hiện cụ thể. Do vậy khiến cho nhiều người bệnh không sớm điều trị khiến bệnh tình ngày càng nặng hơn. Vì vậy người bệnh cần lưu ý nếu thấy có bất cứ triệu chứng nào bất thường nghi ngờ nên sớm thăm khám và điều trị.

Hiện tại thì sùi mào gà tại môi sẽ được điều trị bằng các phương pháp như sau:

1. Dùng thuốc chữa sùi mào gà

Đây là phương pháp được chữa trị cho sùi mào gà ở trường hợp nhẹ với dạng thuốc bôi hoặc là thuốc chấm dung dịch. Nhưng bệnh nhân lưu ý dùng loại thuốc nào, thời gian dùng ra sao, liều lượng cụ thể… đều cần được bác sĩ chỉ định cụ thể.

Bệnh nhân tuyệt đối không tự ý mua thuốc dùng hoặc là dùng liều lượng sai vì nó có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có loại thuốc nào đặc trị chữa sùi mào gà, nếu như gặp điều kiện thuận lợi thì bệnh vẫn sẽ tái phát bình thường.

Một số loại thuốc được chỉ định chữa sùi mào gà tại môi đó là thuốc Trichloactic acid, thuốc Podophylline nồng độ 20 – 25% hoặc thuốc Imiquimod.

2. Dùng các phương pháp khác

Phương pháp đốt điện, đốt laze, áp lạnh: Thường chỉ định dùng giúp làm giảm triệu chứng bệnh sùi mào gà. Nhưng bạn cần lưu ý phương pháp này khó hồi phục và nó cũng rất dễ để lại sẹo.

Cách chữa sùi mào gà ở môi hiệu quả bằng ALA-PDT

Cách chữa sùi mào gà ở môi hiệu quả bằng ALA-PDT

Phương pháp ALA-PDT: Đây là phương pháp được đánh giá giúp điều trị bệnh sùi mào gà an toàn, hiệu quả được nhiều nước tiên tiến trên thế giới áp dụng. Phương pháp này hoạt động dựa vào tính ion oxy tiếp xúc đến từng tế bào nhằm tiêu diệt mọi mầm mống gây bệnh. Hơn nữa nó giúp tái tạo để làn da mới khỏe mạnh hơn.

Áp dụng phương pháp này sẽ giúp chữa sùi mào gà an toàn, hiệu quả, ngăn ngừa tái phát, biến chứng, thời gian điều trị nhanh, không gây đau đớn cho bệnh nhân.

Chia sẻ thêm từ chuyên gia:

Chuyên gia của Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu chia sẻ bệnh nhân khi bị sùi mào gà ở môi thì lưu ý cần sớm điều trị càng sớm càng tốt tránh bệnh phát triển nặng sẽ rất khó chữa trị. Đặc biệt không được tự ý mua thuốc hoặc dùng các phương pháp dân gian chưa được kiểm chứng vì có thể khiến cho tình trạng bệnh nặng thêm.

Toàn bộ chia sẻ trong bài viết trên đây chúng tôi mong rằng đã giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về bệnh sùi mào gà ở môi. Mọi câu hỏi về bệnh sùi mào gà bạn cần hỗ trợ tư vấn chỉ cần liên hệ với chuyên gia của phòng khám Hoàn Cầu lập tức được giải đáp cặn kẽ !

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM