Thu gọn danh mục

Khi tuổi già “gõ cửa” thì cũng là lúc nhiều loại bệnh thay nhau kéo đến, trong đó có phong thấp. Đây là một bệnh lý phổ biến ở những đối tượng lớn tuổi và hiện chưa rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, khi ngày càng nhiều đối tượng mắc bệnh lý này nên không ít người thắc mắc: liệu bệnh phong thấp có lây không? Để giải đáp cho câu hỏi này, mời bạn xem ngay các thông tin bên dưới.

BỆNH PHONG THẤP: NGUYÊN NHÂN & DẤU HIỆU NHẬN BIẾT

Bệnh phong thấp là gì?

Bệnh phong thấp được hiểu là một dạng bệnh lý xương khớp, thường biểu hiện bằng sự sưng đau ở các khớp chân, tay,… Nếu không chữa sớm, bệnh có thể sẽ làm giảm khả năng vận động, biến chứng dạng khớp. Loại bệnh lý này thường phổ biến ở nữ giới trong độ tuổi trung niên. 

Thực chất theo quan điểm Đông y, phong thấp là một chứng gây ra bởi phong, hàn, thấp, xâm nhập từ bên ngoài vào trong cơ thể khi sức đề kháng yếu. Từ đó, gây tổn thương hệ khí, kinh mạch của cơ thể làm trì trệ và cản trở sự lưu thông khí huyết các khớp, làm xương khớp ngày càng yếu hơn.

Nguyên nhân gây nên bệnh phong thấp

Đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây nên bệnh phong thấp. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa cũng chỉ ra một số yếu tố nguy cơ, đó là:

+ Phong thấp do di truyền

+ Làm việc trong môi trường có nguồn nước nhiễm độc, khói bụi, hóa chất công nghiệp,..

+ Hút thuốc lá

+ Những đối tượng béo phì, trọng lượng cơ thể lớn

+ Người làm việc và sống trong môi trường ẩm thấp, lạnh lẽo

+ Những nhân viên văn phòng, ít vận động

Dấu hiệu nhận biết bệnh phong thấp

Khi bị phong thấp, người bệnh sẽ có các triệu chứng toàn thân và triệu chứng tại khớp bị ảnh hưởng như sau:

+ Triệu chứng toàn thân: chân, tay ra nhiều mồ hôi, cơ thể mệt mỏi, sốt nhẹ, ăn uống không ngon, sụt cân

+ Triệu chứng tại khớp: đau nhức âm ỉ, căng cứng khó cử động, cùng da quanh khớp sưng và ấm

Ngoài ra, người bệnh còn có thêm một số những biểu hiện khác như: nổi nốt sần ở quanh khớp, khô mắt, giảm tiết nước bọt, tim đập nhanh,… Những dấu hiệu này sẽ nghiêm trọng hơn theo thời gian, cần phát hiện sớm và chữa trị ngay.

BỆNH PHONG THẤP CÓ LÂY KHÔNG?

Như đã chia sẻ ở trên, phong thấp chính là một bệnh lý về xương khớp, có biểu hiện bằng sự sưng đau các khớp, có thể kéo theo tê bì chân tay, cứng khớp vào buổi sáng. Đối với những trường hợp nặng, bệnh phong thấp có thể ảnh hưởng đến tim, dây thần kinh,…

Và theo nghiên cứu dược lý hiện đại, bệnh phong thấp là bệnh lý mãn tính, có tính di truyền qua nhiều thế hệ trong gia đình. Về bản chất, phong thấp không phải là loại bệnh lý truyền nhiễm từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Cũng đồng nghĩa với việc khẳng định rằng, phong thấp KHÔNG BỊ LÂY NHIỄM như các loại bệnh truyền nhiễm khác.

Tuy không có khả năng lây nhiễm, nhưng không phải vì thế mà các thành viên trong gia đình không bị. Bởi, bạn nên biết rằng, bệnh lý này có khả năng di truyền khá cao. Khi trong gia đình có người bị phong thấp, thì những người còn lại cũng nên thăm khám sớm khi có các dấu hiệu bất thường, nhằm kịp thời phát hiện sớm.

CÁCH CHỮA TRỊ VÀ PHÒNG TRÁNH BỆNH PHONG THẤP

Các cách chữa trị bệnh phong thấp

Phong thấp là một loại bệnh lý mang tính chất mãn tính, khó chữa trị. Vì thế, để điều trị hiệu quả thì cần có một quá trình dài, và bạn cần kiên trì theo hướng dẫn của bác sĩ. Ở mỗi giai đoạn bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra các hướng chữa trị khác nhau, chẳng hạn:

+ Dùng thuốc: các loại thuốc phong thấp có tác dụng giảm đau, chống viêm, thuốc kháng sinh

+ Vật lý trị liệu: khi bị bệnh này, việc vận động sẽ khó khăn hơn. Vì thế, tập vật lý trị liệu sẽ là cách giúp xương khớp linh hoạt hơn, dẻo dai hơn

+ Phẫu thuật: trong trường hợp khớp xương và mô quanh khớp bị tổn thương năng, không thể hồi phục, bác sĩ có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật để nhằm hồi phục chức năng vận động cho khớp.

Những cách phòng tránh bệnh phong thấp

Tuy chưa xác định rõ nguyên nhân gây nên phong thấp, nhưng bạn vẫn có thể chủ động phòng tránh loại bệnh này bằng cách:

+ Giữ ấm cho cơ thể khi trời lạnh

+ Có chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường bổ sung rau xanh, củ quả, vitamin, để nâng cao đề kháng cho cơ thể. Đồng thời, hãy ăn những thực phẩm giàu canxi như sảu sản, sữa,…

+ Thường xuyên tập thể dục, hạn chế sử dụng rượu, bia, các chất kích thích khác

+ Luôn giữ tinh thần thoải mái, dễ chịu, nghỉ ngơi nhiều hơn

Như vậy, bạn có thể thấy rằng, phong thấp là bệnh lý mãn tính, có thể “đeo bám” suốt quãng đời. Vì thế, các bác sĩ tại Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu khuyên bạn nên khám sớm khi có các dấu hiệu nghi ngờ bị phong thấp. Đây chính là cách giúp bạn được chữa trị sớm bằng các phương pháp đơn giản và có hiệu quả tốt hơn. 

Tại TP HCM, bạn có thể đến Hoàn Cầu để được các bác sĩ khoa xương khớp thực hiện các khâu thăm khám, chẩn đoán và chữa trị bệnh phong thấp. Đây là địa chỉ uy tín, có chuyên môn cao, đã giúp cho nhiều người bệnh xóa tan nỗi lo bệnh lý về xương khớp khác nhau.

Như vậy, bạn có thể biết được bệnh phong thấp có lây không? thông qua những thông tin trên. Nếu muốn được tư vấn hay đặt hẹn tại Hoàn Cầu, bạn vui lòng nhấp vào Bảng chat bên dưới để bác sĩ hỗ trợ!

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM