Bệnh mụn rộp sinh dục là bệnh lây truyền qua đường tình dục – STD phổ biến và dễ dàng lây lan sang cho bạn tình nếu quan hệ tình dục không lành mạnh. Trong bài viết sau chúng tôi xin chia sẻ thông tin tổng quan về bệnh mụn rộp sinh dục: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị, để người bệnh có thể nhận biết, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. từ đó giúp giảm thiểu được những nguy cơ, biến chứng do bệnh để lại.
Mụn rộp sinh dục và mụn rộp miệng
♦ Bệnh mụn rộp sinh dục là bệnh STD do virus HSV gây ra, gồm hai chủng là HSV-1 hay virus mụn rộp loại 1 và HSV-2 hay còn được gọi là virus mụn rộp loại 2.
♦ Trong đó, virus HSV-2 thường gây ra bệnh ở đường sinh dục hay còn gọi là bệnh mụn rộp sinh dục; còn HSV-1 gây ra mụn rộp sinh dục ở môi hay còn gọi là mụn rộp miệng, có thể gây lở môi và nổi mụn ở xung quanh vùng miệng.
♦ Phần lớn những người mắc bệnh mụn rộp miệng đều bị lây nhiễm khi còn nhỏ hoặc trong độ tuổi vị thành niên khi có tiếp xúc phi tình dục với người mắc bệnh qua đường nước bọt. Hầu hết những trường hợp mắc bệnh này đều không có triệu chứng nhưng vẫn có thể lây nhiễm sang cho người khác.
♦ Mụn rộp ở miệng do HVS-1 gây ra có thể lây lan từ miệng đến cơ quan sinh dục khi có quan hệ tình dục bằng miệng. Đây cũng là lí do vì sao một số trường hợp mắc bệnh mụn rộp sinh dục do virus HSV-1
Tác nhân và con đường lây lan bệnh mụn rộp sinh dục
Tác nhân chính gây bệnh mụn rộp sinh dục là virus HSV và chúng ta có thể bị nhiễm loại virus này qua những con đường sau:
♦ Khi quan hệ tình dục với người mắc bệnh qua đường âm đạo, đường miệng hoặc đường hậu môn.
♦ Tiếp xúc với mụn rộp trong những trường hợp như: Có vết lở mụn rộp, tiếp xúc với nước bọt nếu bạn tình nhiễm mụn rộp miệng, hoặc tinh dịch nếu bạn tình mắc bệnh mụn rộp sinh dục.
♦ Lây nhiễm HSV khi tiếp xúc với da vùng miệng nếu bạn tình nhiễm mụn rộp miệng, hoặc da vùng sinh dục nếu bạn tình mắc bệnh mụn rộp sinh dục.
♦ Bệnh mụn rộp sinh dục hiếm khi lây nhiễm khi dùng chung bệ bồn cầu, ga trải giường, bể bơi, xà phòng, khăn tắm… với người mắc bệnh.
Tác nhân và con đường lây lan bệnh mụn rộp sinh dục
Biện pháp giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh mụn rộp sinh dục
Qua những nguyên nhân và con đường lây nhiễm bên trên có thể nhận thấy để làm giảm nguy cơ mắc bệnh mụn rộp sinh dục, cần áp dụng các biện pháp sau:
♦ Không quan hệ tình dục qua đường âm đạo, đường miệng, hậu môn với bất kỳ đối tượng nào; đặc biệt là những bạn tình xuất hiện triệu chứng của bệnh mụn rộp.
♦ Nếu có quan hệ tình dục thì nên duy trì mối quan hệ một vợ một chồng lâu dài với bạn tình không bị nhiễm bệnh mụn rộp sinh dục, dùng bao cao su đúng cách mỗi khi quan hệ tình dục.
♦ Không sử dụng chung vật dụng cá nhân hoặc tiếp xúc với đồ vật của người có nguy cơ bị nhiễm mụn rộp sinh dục.
Lưu ý: Bao cao su không thể che phủ hết tất cả những vùng lở mụn rộp. Bên canh đó, virus gây bệnh còn tồn tại trong chất dịch tiết ra ở những vùng da có vết lở mụn rộp nhưng không nhìn thấy. Vì thế, bao cao su không thể bảo vệ khỏi nguy cơ bị mụn rộp sinh dục.
Dấu hiệu nhận biết và biến chứng của bệnh mụn rộp sinh dục
Dấu hiệu nhận biết bệnh mụn rộp sinh dục
Hầu hết những người mắc bệnh mụn rộp sinh dục đều ít có triệu chứng, hoặc nếu có thì cũng rất nhẹ; đồng thời dễ nhầm lẫn với tình trạng da khác như mụn nhọt, lông quặm… nên rất khó để phát hiện bản thân có mắc bệnh mụn rộp sinh dục hay không.
Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể nhận biết bệnh mụn rộp sinh dục qua một số triệu chứng điển hình như:
♦ Mụn thường xuất hiện dưới dạng một hay nhiều nốt mụn rộp trên bộ phận sinh dục hoặc khu vực xung quanh, cũng có thể xuất hiện ở trực tràng và miệng.
♦ Các nốt mụn rộp mềm và có chứa dịch, khi vỡ ra có thể để lại những vết lở loét đau đớn và phải mất cả tuần mới lành hẳn.
♦ Trong lần phát bệnh đầu tiên, người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng tương tự như cảm cúm như: đau nhức cơ thể, sưng hạch, sốt…
♦ Bệnh mụn rộp sinh dục có thể bộc phát nhiều lần, đặc biệt là khi nhiễm HSV-2, nhưng những lần bộc phát lặp lại thường ngắn và ít trầm trọng hơn lần phát bệnh đầu tiên. Bệnh cũng có thể tiềm ẩn trong cơ thể suốt quãng đời còn lại nhưng tần suất bộc phát có xu hướng giảm dần theo thời gian.
Dấu hiệu nhận biết bệnh mụn rộp sinh dục
Biến chứng của bệnh mụn rộp sinh dục khi không được điều trị
Bệnh mụn rộp sinh dục nếu kéo dài và không được điều trị đúng cách có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh như:
⇒ Mụn rộp sinh dục có thể gây ra nhiều vết lở loét đau rát ở bộ phận sinh dục và có thể trầm trọng hơn ở những bệnh nhân bị ức chế hệ miễn dịch.
⇒ Khi các vết loét vỡ ra và tiết dịch có thể lây nhiễm bệnh cho người khác, đặc biệt là khi chạm phải vết mụn lở hoặc chất dịch tiết ra từ nốt mụn
⇒ Nếu đang mang thai và mắc bệnh mụn rộp sinh dục thì cần thông báo ngay với bác sĩ để được chăm sóc tiền sản. Bởi vì đã từng có nghiên cứu cho thấy bệnh mụn rộp sinh dục có thể gây sảy thai hoặc khiến thai phụ sinh non.
⇒ Ngoài ra, mụn rộp sinh dục có thể lây truyền sang cho trẻ trước khi sinh hoặc khi sinh nở (qua đường sinh thường) dễ gây tử vong ở trẻ. Do đó để hạn chế nguy cơ này, bác sĩ thường áp dụng biện pháp sinh mổ với thai phụ mắc bệnh mụn rộp sinh dục.
Những đối tượng dễ bị mắc bệnh mụn rộp sinh dục
- Người có đời sống tình dục phóng túng, đa dâm, thường xuyên quan hệ tình dục với nhiều người nhưng không sử dụng biện pháp an toàn như bao cao su.
- Có quan hệ tình dục với người có nhiều bạn tình hoặc với gái mại dâm.
- Người có hệ miễn dịch kém, sử dụng ma túy hoặc bị HIV thì dễ bị virus tấn công mắc bệnh mụn rộp sinh dục.
Những thói quen sinh hoạt hằng ngày giúp hạn chế phát triển bệnh tình
- Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Luôn giữ cho nơi bị mụn rộp khô và sạch sẽ.
- Tránh chạm vào vùng bị nổi mụn rộp, nếu có chạm vào thì phải rửa thật sạch với xà phòng để tránh lây nhiễm đến những bộ phận khác cũng như lây cho người khác.
Chẩn đoán và điều trị bệnh mụn rộp sinh dục
Chẩn đoán bệnh mụn rộp sinh dục
Để chẩn đoán bệnh mụn rộp sinh dục có thể áp dụng một hoặc nhiều những biện pháp sau:
Thăm khám: Chẩn đoán bệnh mụn rộp sinh dục qua thăm khám và xem xét các triệu chứng bệnh.
Xét nghiệm: Lấy mẫu từ các mụn lở trên cơ thể hoặc lấy máu xét nghiệm mụn rộp sinh dục và cho biết mức độ kháng thể với virus HSV.
Điều trị bệnh mụn rộp sinh dục
Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị có thể tiêu diệt virus HSV hoặc thuốc chữa mụn rộp sinh dục nữ, nên điều trị bằng thuốc có nguy cơ tái phát cao và dùng thuốc lâu dài có thể dẫn đến nhờn thuốc.
Do đó để giúp bệnh nhân nhanh chóng thoát khỏi căn bệnh này, Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu đã áp dụng nhiều phương pháp điều trị bệnh mụn rộp sinh dục tiên tiến như:
Điều trị bệnh mụn rộp sinh dục bằng công nghệ miễn dịch gen INT
Dùng thuốc kết hợp vật lý trị liệu: Sử dụng nhiều loại thuốc như thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc bôi kết hợp với vật lý trị liệu (sóng viba, hồng quang…) nhằm làm giảm đau nhức, khó chịu, giảm tổn thương do vết loét gây ra.
Công nghệ miễn dịch gen sinh học INT: Là phương pháp tiên tiến giúp xác định chính xác ổ bệnh, tiêu diệt virus và ngăn không để bệnh tiếp tục phát triển.
Công nghệ miễn dịch gen sinh học INT có nhiều ưu điểm như: An toàn, mang đến hiệu quả điều trị cao, ít đau, ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh, sức khỏe hồi phục nhanh…
Bên cạnh việc áp dụng những biện pháp điều trị tiên tiến, Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu còn trang bị nhiều máy móc hiện đại và thiết bị tiên tiến; đội ngũ nhân viên y tế và y bác sĩ giỏi, phục vụ tận tình, chu đáo và thái độ thân thiện… mang đến cho người bệnh môi trường y tế chất lượng cao.
Chi phí hợp lý và tùy thuộc vào tình trạng bệnh; quy trình khám chữa bệnh chuyên nghiệp và nhanh chóng, giúp người bệnh tiết kiệm thời gian và có thể khám chữa bệnh mà không bị ảnh hưởng đến công việc.
Trên đây là những thông tin về bệnh mụn rộp sinh dục: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị, hi vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc. Nếu còn có thắc mắc liên quan về bệnh, bệnh nhân có thể click vào khung chat để được giải đáp nhanh chóng, cụ thể.
Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!
Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM