Từ trước đến nay các căn bệnh lây truyền qua đường tình dục vẫn luôn là mối nguy hiểm không chỉ đe dọa sức khỏe, chức năng sinh sản, mà thậm chí còn đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Trong đó bệnh mồng gà (hay còn gọi là sùi mào gà) vẫn được đánh giá là căn bệnh nguy hiểm và phổ biến hiện nay, bệnh nhân nếu không kịp thời phát hiện và điều trị không những gây hại cho bản thân mà còn ảnh hưởng đến gia đình và xã hội.
Bệnh mồng gà là bệnh gì?
Mồng gà là một loại bệnh lây truyền qua đường tình dục, do bị nhiễm siêu vi trùng HPV (human papilloma virus). Biểu hiện của bệnh là những u nhú hay nốt sùi giống như bông cải hoặc giống hình ảnh sần sùi của mào con gà.
Hiện nay, các chuyên gia đã phát hiện rằng có khoảng 100 típ HPV nhưng chỉ có gần 30 típ là gây nhiễm bệnh cho con người. Bệnh còn có những tên gọi khác như mụn cóc sinh dục, mụn cơm sinh dục, u nhú sinh dục, sùi mào gà, Condyloma.
Dấu hiệu nhận biết bệnh mồng gà
Sau khi bị lây nhiễm, người nhiễm HPV sẽ có những triệu chứng phát triển chủ yếu ở vùng niêm mạc như sinh dục, miệng hoặc hậu môn.
Trường hợp phát thành bệnh, biểu hiện của bệnh là những nốt sùi có hình ảnh giống mồng sần sùi trên đầu con gà hoặc bông cải.
Những nốt này có thể rất nhỏ khoảng bằng hạt mè nhưng cũng có khi to hơn nhiều nếu để tình trạng kéo dài lâu không điều trị.
Một số ít người có triệu chứng ngứa, các trường hợp khác thì không có triệu chứng rõ rệt nào cho nên đa số các trường hợp bệnh được phát hiện là do bệnh nhân vô tình sờ phải hoặc nhìn thấy các nốt sùi bất thường ở bộ phận sinh sục, vùng hậu môn hoặc niêm mạc miệng.
Tuy nhiên, có một số bệnh truyền nhiễm qua đường sinh dục cũng có dấu hiệu khá giống bệnh Mồng gà như tuyến nhờn dưới niêm mạc, u mềm lây, ung thư da, sẩn giang mai hay cấu trúc bình thường như gai sinh dục,…
Vì thế, để biết chính xác tình trạng bệnh, bạn cần đến cơ sở y tế để các bác sĩ chuyên khoa khám và kiểm tra kỹ càng.
Chuyên gia giải đáp một số vấn đề thắc mắc xoay quanh bệnh mồng gà
(1) Vì sao 2 người quan hệ với nhau nhưng chỉ có 1 trong 2 người có triệu chứng bệnh mồng gà?
Thời gian ủ bệnh của sùi mào gà kéo dài từ 2-9 tháng, có người xuất hiện triệu chứng sớm, có người chậm hơn.
Đối với người có hệ miễn dịch kém, khi mắc bệnh triệu chứng phát ra rất nhanh. Nếu người có hệ miễn dịch tốt nên bệnh tiến triển chậm, chưa xuất hiện triệu chứng nhưng thực tế đã mắc bệnh.
Thời kỳ ủ bệnh tương đối lâu, từ hàng tháng có khi đến hàng năm nên có thể đã bị nhiễm nhưng chưa phát bệnh.
Môi trường ở cơ quan sinh dục cũng ảnh hưởng đến sự xuất hiện nốt sùi. Ở phụ nữ, vùng sinh dục thường ẩm ướt hơn ở nam giới, đó là điều kiện thuận lợi cho virus dễ dàng phát triển. Bộ phận sinh dục của nam giới cũng tiếp xúc với virus nhưng tiến triển chậm hơn do cơ quan sinh dục khô hơn.
**Lưu ý: Người bị nhiễm virus HPV mà không có triệu chứng nhưng vẫn có thể lây nhiễm cho người khác
(2) người không mắc bệnh mồng gà trước đó, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nhưng vẫn có thể bị mắc bệnh, do đâu?
Quan hệ tình dục với một người thứ 3 đã bị bệnh - người này có nốt sùi hoặc không có nốt sùi. Có thể hai người không thực hiện giao hợp mà chỉ tiếp xúc bên ngoài bằng tay hoặc bằng miệng với bộ phận sinh dục từ đó nguồn bệnh có thể xuất phát từ bàn tay, từ bộ sinh dục hoặc từ miệng.
Hoặc hiếm hơn, khi phải dùng chung vật dụng sinh hoạt với người đã mắc bệnh như đồ lót, khăn tắm. Hoặc do tiếp xúc với nắm cửa nhà vệ sinh, bồn cầu, ga giường khách sạn... mà trước đó người bệnh đã sử dụng.
Vì những lý do trên, đối với những bạn gái chưa quan hệ bên trong, hoặc những người không quan hệ tình dục vẫn có khả năng bị bệnh mồng gà ở vùng sinh dục hoặc hậu môn. Điều này cũng đúng với trường hợp trẻ nhỏ bị lây bệnh từ bàn tay có virus của người chăm sóc trực tiếp.
(3) Tôi quan hệ chung thủy 1 vợ 1 chồng nhưng vẫn có thể bị mắc bệnh mồng gà?
Người “phối ngẫu” là người mang mầm bệnh có virus nhưng không có nốt sùi phát triển. Có thể đã nhiễm virus trước khi lập gia đình và thời gian ủ bệnh của HPV kéo dài rất lâu, như đã nói ở trên. Thời gian ủ bệnh được tính từ lúc xảy ra quan hệ cho đến khi có nốt sùi xuất hiện.
Bị lây nhiễm qua vật dụng sinh hoạt hằng ngày. Đã có trường hợp hai chị em mặc chung đồ lót và lây bệnh cho nhau và các bé nhỏ bị lây từ tay người chăm sóc.
(4) Vì sao đã điều trị bệnh mồng gà rồi mà có thể tái phát trở lại?
Nguyên nhân tái phát thường do virus lây lan ra những vùng xung quanh trước khi bệnh được phát hiện. Khi khám bệnh chỉ phát hiện và điều trị những tổn thương có thể thấy bằng mắt, những tổn thương còn quá nhỏ hoặc sâu bên trong vùng niêm mạc bị nhiễm chưa phát triển thành sùi nên có thể dẫn đến tái phát sau khi điều trị.
Ngoài ra, bệnh còn lây nhiễm từ bạn tình khi quan hệ không sử dụng bao cao su trong thời gian đang theo dõi, vì vậy người bệnh theo dõi để phát hiện sớm nếu thấy có nốt bất thường xuất hiện ở vùng sinh dục cần đi khám ngay.
Với bệnh nhân nữ, tự mình rất khó phát hiện nốt sùi, nên cần tái khám mỗi 2 tuần trong 3 tháng để chắc chắn đã hết bệnh.
(5) Bệnh không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người mắc bệnh hay không?
Bệnh Mồng gà không ảnh hưởng đến việc thụ thai cũng như quá trình phát triển thai nhi trong bụng mẹ. Tuy nhiên, khi sinh thường qua đường âm đạo, nếu tổn thương sùi mồng gà quá lớn có thể sẽ cản trở đường sinh nở của em bé, đồng thời bệnh có thể lây truyền từ mẹ sang con lúc sinh nở.
Do đó bé có thể bị nhiễm virus và phát triển thành bướu gai ở bộ phận hô hấp hoặc nốt sùi ở bộ sinh dục, là ở bé gái.
Phương pháp phòng tránh và điều trị bệnh mồng gà
Cách điều trị hiệu quả bệnh mồng gà
Khi nhận thấy vùng kín hay ở mắt, miệng có xuất hiện những bất thường, có nốt đỏ hồng nghi ngờ là sùi mào gà thì cần đến ngay cơ sở y tế uy tín - Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu để khám và điều trị ngay bằng phương pháp phù hợp, hiệu quả.
♦ Điều trị bệnh ở mức độ nhẹ: Dùng thuốc uống, kết hợp thuốc chấm, bôi hoặc thuốc đặt (nếu vị trí nốt sùi bên trong âm đạo). Tuy nhiên, phương pháp này hiệu quả không cao, dễ gây “lờn” thuốc và tái phát lại.
♦ Điều trị ngoại khoa đốt sùi bằng Laser, đốt điện, áp lạnh… phù hợp với nốt sùi mọc riêng lẻ. Tuy nhiên còn hạn chế là gây đau đớn, chảy máu, để lại sẹo và tỉ lệ tái phát lại cũng khá cao (khoảng 38%) nên ít được áp dụng hiện nay
♦ Điều trị bằng kỹ thuật tiên tiến: Công nghệ ALA-PDT, Công nghệ Zawar điều trị sùi mào gà bằng sóng cảm quang, tia ALA đảm bảo độ an toàn cao, không gây đau đớn, không để lại sẹo, phục hồi rất nhanh. Tỷ lệ khỏi bệnh đạt trên 98,5%, ngăn ngừa tái phát. Đây là 2 cách chữa sùi mào gà tốt hiện nay được các chuyên gia khuyên dùng.
Cách phòng tránh bệnh mồng gà tái phát
Bệnh mồng gà rất dễ tái phát sau khi điều trị kèm theo nhiều nguy cơ khác khiến người bệnh gặp không ít rắc rối trong cuộc sống do vậy mà việc phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh.
➠ Quan hệ chung thủy 1 vợ 1 chồng hay 1 người bạn tình
➠ Trước và sau khi quan hệ nên vệ sinh cá nhân sạch sẽ
➠ Cân nhắc quan hệ nếu chưa biết rõ “đối tác” có mắc bệnh gì hay không
➠ Sử dụng biện pháp quan hệ an toàn bằng bao cao su
➠ Khám sức khỏe định kỳ để có thể sớm phát hiện ra bệnh và kịp thời chữa trị
Với bất kỳ thắc mắc nào cần sự tham vấn của các chuyên gia tại Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu về bệnh mồng gà, nếu bạn vẫn còn lo lắng cần được giải đáp hoặc có nhu cầu đặt hẹn khám - xét nghiệm và điều trị, có thể liên hệ trực tiếp đến số Hotline 028 3923 9999 hoặc chat trực tuyến miễn phí.
Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!
Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM