Thu gọn danh mục

Bệnh viện Đống Đa được thành lập vào năm 1970 và đây chính là sự sát nhập giữa trạm mắt Hà Nội cùng với bệnh xá Đống Đa. Nơi đây là địa chỉ thăm khám và chữa trị cho bệnh nhân sinh sống, làm việc tại Hà Nội cũng như các khu vực lân cận. Cùng tham khảo thêm phần chia sẻ trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh viện Đống Đa.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Bạn bị bệnh xương khớp nặng chữa hoài không khỏi?

>>> Click [chat] lập tức sẽ được chuyên gia lý giải kịp thời.

THÔNG TIN VỀ BỆNH VIỆN ĐỐNG ĐA

1. Lịch sử hình thành

Năm 1954 thì bệnh xá Đông Đa được thành lập và thời gian đầu thì nơi đây chỉ có 15 cán bộ nhân viên, 30 giường bệnh cùng với trang thiết bị máy móc đơn giản thô sơ. Vào năm 1968 thì bệnh xá đã được di chuyển đến nhà thờ Nam Đồng và đồng thời thì số giường bệnh đã được tăng lên 100. Cùng với đó chính là sự gia tăng của một số khoa cận lâm sàng, phòng ban.

Thời điểm đầu năm 1970 bở dân số phát triển nên nhu cầu khám và chữa bệnh ngày càng cao nên bệnh xá đã được mở rộng đến 180 công nhân viên chức cùng với 190 giường bệnh. Nhưng do chưa thể đáp ứng nhu cầu thăm khám cũng như chữa trị của nhân dân nên theo Quyết định 35/QĐ-UBHC từ Ủy ban hành chính Hà Nội thì ngày 26/6/1970 bệnh viện Đống Đa đã được thành lập. Đây chính là kết quả của việc sát nhập trạm mắt Hà Nội cùng với bệnh xá Đống Đa.

2. Con đường phát triển

Vào tháng 11 năm 1994 thì bệnh viện Đống Đa đã vinh dự được Bộ Y Tế xếp hạng là bệnh viện Đa khoa hạng III. Vào tháng 11 năm 1995 thì Khoa Mắt và 100 giường bệnh đã được tách riêng từ bệnh viện thành Trung tâm Mắt Hà Nội và nay là bệnh viện mắt Hà Nội. Thay vào đó chính là Khoa Truyền nhiễm bệnh viện được thành lập dựa trên cơ sở là sát nhập khoa Truyền nhiễm của bệnh viện Hai Bà Trưng đã chuyển về thành bộ phận truyền nhiễm tại bệnh viện Đống Đa.

Từ đó đến nay thì bệnh viện đã được Sở Y Tế Hà Nội giao nhiệm vụ là nơi đầu ngành truyền nhiễm và đồng thời số giường bệnh cũng đã được tăng lên đến 270 giường.

Vào năm 2000 thì bệnh viện Đống Đa đã được Sở Y Tế cùng UBND Hà Nội đầu tư thêm một khu nhà riêng dành cho khoa Truyền nhiễm có 3 lầu khang trang hiện đại. Bên cạnh đó còn được hỗ trợ thêm hàng loạt thiết bị y tế tiên tiến hiện đại như: Thiết bị siêu âm 4 chiều, máy CT Scanner, Thiết bị PCR Realtime, thiết bị định danh vi khuẩn, Thiết bị xét nghiệm ELISA, thiết bị chụp X-Quang kỹ thuật số, thiết bị nội soi dạ dày đại tràng, thiết bị đo điện não tâm đồ, thiết bị nội soi tai mũi họng, lưu huyết não.

Và tính từ thời điểm tháng 11 năm 2005 đến nay thì bệnh viện Đống Đa đã trở thành bệnh viện đa khoa hạng II của Hà Nội.

Bệnh viện Đống Đa

Bệnh viện Đống Đa

ĐỘI NGŨ BÁC SĨ TẠI BỆNH VIỆN ĐỐNG ĐA

Tại bệnh viện Đống Đa thì đội ngũ bác sĩ đều chính là những người giàu y đức, có trách nhiệm, thân thiện cũng như nhiệt tình hết mình vì bệnh nhân. Bên cạnh đó thì bác sĩ tại đây đều có trình độ chuyên môn, học vấn cao và đã có nhiều năm kinh nghiệm về lĩnh vực y khoa.

Giám đốc bệnh viện: Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Hưng.

• Phó giám đốc bệnh viện: Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Bích Vân.

• Phó giám đốc bệnh viện, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, giảng viên tại trường ĐH Y Hải Phòng: Bác sĩ Chuyên khoa II, Bác sĩ Chuyên khoa I Bùi Thị Phương

• Bác sĩ điều trị Khoa Nội 1, giảng viên môn Nội công tác trường CĐ Y Hà Nội: BS Nguyễn Thị Hòa.

• Bác sĩ điều trị công tác khoa Phụ sản kế hoạch hóa gia đình: BS Trần Thanh Mai.

• Trưởng khoa Da liễu: BS Nguyễn Thị Thu Hương.

• Bác sĩ điều trị công tác: BS Phạm Văn Hùng.

• Phó bí thư đoàn, bác sĩ tại khoa Răng Hàm Mặt: THS, BS Ngô Nữ Hoàng Anh.

• Bác sĩ điều trị tại khoa Răng Hàm Mặt: BS Nguyễn Tuấn Anh.

CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ CHUYÊN KHOA TẠI BỆNH VIỆN ĐỐNG ĐA

1. Về cơ sở vật chất

Tại bệnh viện Đống Đa thì cơ sở vật chất đảm bảo đầy đủ bao gồm:

• Thiết bị siêu âm 4 chiều.

• Thiết bị định danh vi khuẩn và làm kháng sinh đồ tự động.

• Thiết bị CT Scanner.

• Thiết bị đo tải lượng virus PCR realtime.

• Dàn Thiết bị xét nghiệm ELISA.

• Thiết bị nội soi tai mũi họng.

• Thiết bị lưu huyết não.

• Thiết bị đo điện não tâm đồ.

• 13 Thiết bị lọc máu chu kỳ.

• 2 Thiết bị lọc máu liên tục.

• Thiết bị nội soi phế quản.

• Thiết bị đo điện tim gắng sức.

• Hệ thống Thiết bị đo chức năng hô hấp.

• Hệ thống Thiết bị sinh hóa miễn dịch tự động phát quang.

• Tủ nuôi cấy vi khuẩn.

• Thiết bị đếm TB CD4.

Bệnh viện có đầy đủ trang thiết bị

Bệnh viện có đầy đủ trang thiết bị

2. Về chuyên khoa

Tại bệnh viện Đống Đa sẽ có những chuyên khoa bao gồm:

• Chuyên khoa về lâm sàng.

• Chuyên khoa về Nội I dân tộc.

• Chuyên khoa về Nội II bệnh.

• Chuyên khoa đối với Nội III về sức khỏe cán bộ.

• Chuyên khoa Nhi.

• Chuyên khoa Ngoại.

• Chuyên khoa về Truyền nhiễm.

• Chuyên khoa về Liên chuyên khoa.

• Chuyên khoa về khám bệnh.

• Chuyên khoa về Y học.

• Phòng khám.

• Chuyên khoa về cận lâm sàng.

• Chuyên khoa về Vi sinh.

• Chuyên khoa về Xét nghiệm.

• Chuyên khoa về X-quang - Siêu âm.

• Chuyên khoa về Chống nhiễm khuẩn.

• Chuyên khoa Dược.

Quy trình làm việc chuyên nghiệp

Quy trình làm việc chuyên nghiệp

QUY TRÌNH KHÁM CHỮA BỆNH TẠI BỆNH VIỆN ĐỐNG ĐA

1. Quy trình khám chữa bệnh với phòng khám chuyên khoa

Bước 1: Bệnh nhân đến khu vực bàn hướng dẫn sẽ có nhân viên hướng dẫn bệnh nhân khám sau đó tư vấn dịch vụ, phát số tiếp đón.

Bước 2: Bệnh nhân đến cửa tiếp đón riêng với cán bộ sẽ vào cửa tiếp đón 7 và 8 nhằm đăng ký khám bệnh. Sẽ xuất trình thẻ BHYT, giấy CMND cùng với giấy tờ tùy thân với bệnh nhân cấp cứu và bệnh nhân chuyển tuyến. Trường hợp với bệnh nhi thì phụ huynh sẽ xuất trình giấy khai sinh cũng như hộ khẩu nếu được yêu cầu để làm thủ tục khám chữa bệnh.

Lưu ý với giấy tờ tùy thân thì cần có hình ảnh đối chứng và nhân viên y tế sẽ giữ thẻ BHYT của bệnh nhân. Bệnh nhân cần tạm ứng tiền đồng thời nhận STT khám bệnh tự động.

Bước 3: Bệnh nhân sẽ đến phòng khám chuyên khoa rồi nộp sổ khám bệnh sẽ có nhân viên y tế kiểm tra, bổ sung thông tin.

Bước 4: Ngồi chờ gọi tên theo STT.

Bước 5: Vào bàn để khám lâm sàng cùng bác sĩ chuyên khoa nếu đến lượt.

Bước 6: Nhận chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để khám cận lâm sàng hoặc chỉ định chuyển viện, vào viện, thực hiện thủ thuật, khám chuyên khoa...

Bước 7: Trường hợp không có chỉ định cận lâm sàng của bác sĩ chuyên khoa thì sẽ nhận toa thuốc cùng lịch tái khám nếu có. Sau đó đến khu tiếp nhận để nộp sổ cùng toa thuốc, sẽ có nhân viên y tế thực hiện đối chiếu thông tin trên sổ y bạ cùng máy tính.

Nhân viên y tế đóng dấu vào trong đơn thuốc và sổ y bạ rồi bệnh nhân thanh toán viện phí. Nhân viên sẽ trả lại thẻ BHYT sau đó bệnh nhân đến quầy thuốc lĩnh và mua thuốc theo sự hướng dẫn của nhân viên.

Bước 8: Nếu trường hợp có chỉ định cận lâm sàng từ bác sĩ chuyên khoa thì bệnh nhân đến phòng cận lâm sàng để cùng kỹ thuật viên thực hiện dịch vụ khám theo yêu cầu bác sĩ. Sau đó sẽ nhận kết quả cận lâm sàng rồi quay về phòng khám ban đầu để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán bệnh lý dựa vào kết quả cận lâm sàng.

Bước 9: Trường hợp nếu không có yêu cầu nhập viện thì bệnh nhân sẽ nhận toa thuốc cùng lịch tái khám của bác sĩ. Sau đó đến khu tiếp nhận để nộp sổ cùng với toa thuốc để được nhân viên y tế đối chiếu thông tin tại sổ y bạ vào trong máy tính.

Lúc này nhân viên y tế đóng dấu vào trong sổ y bạ cùng đơn thuốc, bệnh nhân thực hiện thanh toán viện phí. Nhân viên sẽ trả lại thẻ BHYT và hướng dẫn bệnh nhân đến quầy mua và lĩnh thuốc.

Bước 10: Trường hợp nếu có chỉ định nhập viện của bác sĩ thì bệnh nhân đến với khu tiếp nhận để làm thủ tục nhập viện.

Trang thiết bị hiện đại vô cùng

Trang thiết bị hiện đại vô cùng

2. Về quy trình khám chữa bệnh ở phòng khám dịch vụ theo yêu cầu

Bước 1: Bệnh nhân đến khu vực bàn hướng dẫn, nhân viên sẽ hướng dẫn cùng bệnh nhân đến khám và tư vấn dịch vụ, phát số cùng bệnh nhân.

Bước 2: Bệnh nhân sẽ vào cửa tiếp đón đăng ký khám chữa bệnh.

Bước 3: Bệnh nhân sẽ tạm ứng tiền rồi nhận STT khám bệnh tự động.

Bước 4: Bệnh nhân sẽ đến phòng khám chuyên khoa rồi nộp sổ khám bệnh sẽ có nhân viên y tế kiểm tra rồi bổ sung thông tin.

Bước 5: Tiến hành đo mạch, HA cùng nhiệt độ.

Bước 6: Bệnh nhân sẽ ngồi ghế rồi chờ để gọi tên theo STT.

Bước 7: Bệnh nhân vào bán khám rồi khám lâm sàng cùng bác sĩ chuyên khoa nếu đến lượt.

Bước 8: Nhận chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về cận lâm sàng, chuyển viện, vào viện hoặc những thủ thuật, chuyển đi khám chuyên khoa.

Bước 9: Nếu như không có chỉ định khám cận lâm sàng của bác sĩ chuyên khoa thì bệnh nhân lúc này sẽ nhận toa thuốc cùng với lịch tái khám nếu có của bác sĩ. Sau đó bệnh nhân sẽ đến khu tiếp nhận và nộp sổ cùng với toa thuốc để được nhân viên y tế đối chiếu thông tin ở sổ y bạ cùng máy tính.

Nhân viên y tế thực hiện đóng dấu vào trong đơn thuốc cùng sổ y bạ, bệnh nhân sẽ thanh toán tiền viện phí và ra quầy lĩnh thuốc để mua thuốc đúng theo hướng dẫn từ nhân viên sau đó ra về.

Bước 10: Nếu trường hợp có chỉ định cận lâm sàng của bác sĩ chuyên khoa thì bệnh nhân sẽ đến với phòng cận lâm sàng để cùng kỹ thuật viên thực hiện những dịch vụ đúng theo yêu cầu từ bác sĩ.

Sau đó nhận kết quả cận lâm sàng rồi quay về phòng khám ban đầu để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán bệnh lý dựa vào kết quả cận lâm sàng.

Bước 11: Nếu trường hợp không có yêu cầu nhập viện thì bệnh nhân sẽ nhận toa thuốc cùng với lịch tái khám của bác sĩ. Sau đó sẽ đến khu tiếp nhận để nộp sổ cùng với toa thuốc để nhân viên y tế thực hiện đối chiếu thông tin ở sổ y bạ vào trong máy tính.

Nhân viên y tế sẽ thực hiện đóng dấu vào trong đơn thuốc cùng với sổ y bạ. Bệnh nhân thanh toán số tiền viện phí và đến quầy lĩnh, mua thuốc dựa trên hướng dẫn của nhân viên.

Bước 12: Nếu trường hợp có chỉ định nhập viện của bác sĩ thì bệnh nhân sẽ đến tại khu tiếp nhận để làm thủ tục nhập viện.

3. Về quy trình khám bệnh ở phòng khám cấp cứu

Bước 1: Bệnh nhân cấp cứu ở Nội, Ngoại, Chuyên khoa và Nhi vào phòng cấp cứu sẽ có nhân viên y tế sơ cứu cũng như làm thủ tục khám bệnh.

Bước 2: Thực hiện khám cấp cứu và nhận theo chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa như vào viện, chuyển viện, khám cận lâm sàng, thực hiện thủ thuật hoặc khám chuyên khoa...

Bước 3: Nhân viên y tế sẽ ghi chép những chỉ định của bác sĩ đầy đủ vào đơn thuốc.

Bước 4: Bệnh nhân sẽ đến cửa thanh toán để đối chiếu thông tin ở sổ y bạ và cả trên máy tính.

Bước 5: Nhân viên y tế sẽ đóng dấu đơn thuốc vào trong sổ y bạ và bệnh nhân thực hiện thanh toán viện phí.

Bước 6: Nếu như không có yêu cầu nhập viện thì bệnh nhân sẽ ra quầy lĩnh và mua thuốc dựa theo hướng dẫn nhân viên rồi ra về.

Bước 7: Nếu có chỉ định nhập viện từ bác sĩ thì bệnh nhân đến với khu tiếp nhận để làm thủ tục nhập viện.

Bảng giá khám chữa bệnh rõ ràng

Bảng giá khám chữa bệnh rõ ràng

BẢNG GIÁ KHÁM CHỮA BỆNH TẠI BỆNH VIỆN ĐỐNG ĐA

Theo thông tư số 37/2015/TTLT-BYT-BTC của Bộ Y Tế, Bộ Tài chính thì bệnh viện Đống Đa sẽ cung cấp bảng giá của dịch vụ khám và điều trị với mức phí hợp lý như sau:

1. Về bảng giá khám bệnh

Khám bệnh tại bệnh viện hạng II: 35.000 đồng/ lần.

2. Về bảng giá giường bệnh

Điều trị Hồi sức tích cực ICU: 568.900 đồng/ ngày chưa bao gồm phí máy thở nếu có.

Giường bệnh hồi sức cấp cứu chống độc: 279.100 đồng/ ngày chưa bao gồm phí máy thở nếu có.

3. Về ngày giường bệnh nội khoa

Loại 1 các khoa Truyền nhiễm, hô hấp, tiêu hóa, thận học, huyết học, nội tiết, tim mạch, nhi, thần kinh, ung thư, tâm thần: 178.500 đồng/ ngày.

Loại 2 các khoa cơ xương khớp, da liễu, ngoại, răng hàm mặt, dự ứng, mắt, phụ sản không mổ, tai mũi họng, YHDT/Phục hồi chức năng với nhóm người bị tổn thương tủy sống, tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não: 152.500 đồng/ ngày.

Loại 3 các khoa YHDT, phục hồi chức năng: 126.000 đồng/ ngày.

4. Về ngày giường bệnh đối với ngoại khoa, bỏng

Loại 1 sau khi phẫu thuật đặc biệt và bỏng độ 3-4 trên 70% diện tích của cơ thể: 255.400 đồng/ ngày.

Loại 2 sau khi phẫu thuật loại 1 và bỏng 3-4 từ 25 đến 70% diện tích của cơ thể: 204.400 đồng/ ngày.

Loại 3 sau phẫu thuật loại 2 và bỏng độ 2 trên 30% diện tích của cơ thể, bỏng độ 3-4 dưới 25% diện tích của cơ thể: 188.500 đồng/ ngày.

Loại 4 sau phẫu thuật loại 3 và bỏng độ 1, độ 2 dưới 30% diện tích của cơ thể: 152.500 đồng/ ngày.

5. Về bảng giá siêu âm

Siêu âm: 49.000 đồng/ lần.

Siêu âm kết hợp đo trục nhãn cầu: 70.600 đồng/ lần.

Siêu âm trực tràng và đầu dò âm đạo: 176.000 đồng/ lần.

Siêu âm Doppler màu tim và mạch máu: 211.000 đồng/ lần.

6. Về bảng giá các thủ thuật

Bơm rửa khoang màng phổi: 203.000 đồng/ lần.

Bơm rửa niệu quản sau khi tán sỏi: 454.000 đồng/ lần (thực hiện ngoài cơ thể).

Bơm streptokinase vào trong khoang màng phổi: 1.003.000 đồng/ lần.

Cắt chỉ: 30.000 đồng/ lần và chỉ áp dụng với trường hợp bệnh nhân ngoại trú.

Chọc hút khí của màng phổi: 136.000 đồng/ lần.

Chọc dò màng tim: 234.000 đồng/ lần.

Chọc rửa màng phổi: 198.000 đồng/ lần.

Tháo dịch màng bụng, màng phổi dưới sự hướng dẫn của siêu âm: 169.000 đồng/ lần.

Cấp cứu ngừng tuần hoàn: 458.000 đồng/ lần.

Chọc dò sinh thiết vú dưới siêu âm: 170.000 đồng/ lần.

Chọc dò tủy sống: 100.000 đồng/ lần nhưng chưa gồm phí kim chọc dò.

Chọc hút dịch điều trị nang giáp: 161.000 đồng/ lần.

Chọc hút điều trị u nang giá dưới sự hướng dẫn của siêu âm: 214.000 đồng/ lần.

Chọc hút u hoặc chọc hút hạch: 104.000 đồng/ lần.

Chọc hút u, áp xe, hạch hoặc tổn thương khác dưới hướng dẫn từ siêu âm: 145.000 đồng/ lần.

Chọc hút tế bào của tuyến giáp: 104.000 đồng/ lần.

Chọc hút tế bào của tuyến giáp dưới sự hướng dẫn của siêu âm: 144.000 đồng/ lần.

Chọc hút tủy để làm tủy đồ: 523.000 đồng/ lần gồm cả phí kim chọc hút tủy dùng được nhiều lần.

Chọc hút tủy để làm tủy đồ: 121.000 đồng/ lần và chưa gồm phí kim chọc hút tủy.

Dẫn lưu màng phổi tối thiểu: 583.000 đồng/ lần.

Dẫn lưu màng phổi, ổ áp xe phổi theo hướng dẫn từ siêu âm: 658.000 đồng/ lần.

Dẫn lưu màng phổi và ổ áp xe phổi theo hướng dẫn của chụp cắt lớp vi tính: 1.179.000 đồng/ lần.

Đặt nội khí quản: 555.000 đồng/ lần.

Đặt sonde dạ dày: 85.400 đồng/ lần.

Mở khí quản: 704.000 đồng/ lần.

Mở thông bàng quang: 360.000 đồng/ lần.

7. Về bảng giá nội soi

Nội soi phế quản dưới gây mê và có sinh thiết: 1.743.000 đồng/ lần.

Nội soi phế quản dưới gây mê nhưng không có sinh thiết: 1.443.000 đồng/ lần.

Nội soi phế quản dưới gây mê để lấy dị vật phế quản: 3.243.000 đồng/ lần.

Nội soi phế quản ống mềm có gây tê: 738.000 đồng/ lần.

Nội soi phế quản ống mềm gây tê để lấy dị vật: 2.547.000 đồng/ lần.

Nội soi dạ dày, thực quản, tá tràng ống mềm có sinh thiết: 410.000 đồng/ lần.

Nội soi dạ dày, thực quản, tá tràng ống mềm nhưng không sinh thiết: 231.000 đồng/ lần.

Nội soi đại trực tràng ống mềm có sinh thiết: 385.000 đồng/ lần.

Nội soi đại trực tràng ống mềm không sinh thiết: 287.000 đồng/ lần.

Nội soi đại trực tràng có sinh thiết : 278.000 đồng/ lần.

Nội soi ổ bụng: 793.000 đồng/ lần.

Nội soi bàng quang, niệu quản: 906.000 đồng/ lần nhưng chưa gồm JJ.

Nội soi bàng quang có sinh thiết: 621.000 đồng/ lần.

Nội soi bàng quang không sinh thiết: 506.000 đồng/ lần.

Nội soi bàng quang và lấy máu cục hoặc là gắp dị vật: 870.000 đồng/ lần.

THỜI GIAN LÀM VIỆC VÀ ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ

1. Về thời gian làm việc

Từ thứ 2 đến chủ nhật hàng tuần theo khung giờ 7h00 đến 18h00.

Cấp cứu làm việc 24/24h.

2. Về địa chỉ liên hệ

Địa chỉ: Ngõ 180 đường Nguyễn Lương Bằng, P. Quang Trung, Q. Đống Đa, Hà Nội.

Điện thoại: 0966.471.616

Email: bvdongda@gmail.com.

Website: https://benhviendongda.vn.

CHIA SẺ

Chia sẻ của từ chuyên gia của Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu thì bệnh nhân khi phát hiện tình trạng bệnh lý cần sớm tìm đến cơ sở chuyên khoa để chữa trị. Tránh trường hợp để bệnh nặng sẽ gây khó khăn trong việc điều trị và thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng.

Vậy là từ bài viết được trình bày trên đây chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh viện Đống Đa. Nếu như bạn cần tư vấn hỗ trợ kĩ hơn về những băn khoăn, thắc mắc liên quan xin đừng ngần ngại chỉ cần thực hiện click vào  khung chát online bên dưới sẽ được chuyên gia của chúng tôi giải đáp ngay.

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM