Thu gọn danh mục

Tình trạng đau tai khi nhai không mấy xa lạ, ai cũng có thể gặp phải. Tuy nhiên có người chỉ là thoáng qua rồi không gặp lại, nhiều trường hợp lại thường xuyên bị như thế. Vậy nguyên nhân bệnh lý nào liên quan đến triệu chứng này và cách điều trị ra sao? Chúng ta sẽ được bác sĩ Phòng khám Hoàn Cầu giải thích thông qua bài viết sau đây.

ĐAU TAI KHI NHAI VÀ CÁC BỆNH LÝ LIÊN QUAN

Biểu hiện tai bị đau khi nhai thức ăn có thể bắt nguồn từ một số bệnh lý, vấn đề sức khỏe khác nhau. Trước khi nói đến giải pháp điều trị thì chúng ta cần tìm hiểu về nguyên nhân gây ra triệu chứng này.

1/ Rối loạn khớp thái dương – hàm

Trường hợp này còn được gọi là loạn năng thái dương – hàm. Có nghĩa là cơ ở các khớp này bị đau nhức, co thắt do khớp nối giữa xương sọ, xương hàm bị mất cân bằng. Triệu chứng điển hình: đau tai khi nhai, miệng không thể há to, tai ù, chóng mặt, cơ hàm mỏi,…

2/ Viêm tuyến mang tai

Đây là một bệnh lý hình thành khi tuyến nước bọt tại mang tai bị virus, nấm hay vi khuẩn tấn công, xâm nhập. Triệu chứng điển hình: vùng quanh tai sưng đau, đỏ, nóng, khi hoạt động nhai hay nói chuyện thì vùng này đau và khó chịu. Ngoài ra bệnh nhân còn thấy mệt mỏi, sốt nhẹ.

3/ Viêm ống tai bên ngoài

Ống tai ngoài bị viêm và nhiễm trùng là hiện tượng khá phổ biến. Bệnh này thường thấy sau khi chúng ta bơi lội ở vùng nước không đảm bảo hay vệ sinh tai không đúng cách. Triệu chứng điển hình: đau tai khi nói chuyện, nhai, sưng vùng tai, đau dữ dội nếu tình trạng nặng.

4/ U tuyến mang tai

Tuyến nước bọt ở mang tai xuất hiện khối u, phía dưới dái tai, nắp sau hoặc sau tai. Tình trạng này gọi là u tuyến mang tai. Hầu hết mọi người không thấy được dấu hiệu rõ rệt. Triệu chứng điển hình: ở thời kỳ cuối thì khối u làm tai sưng to và đau dữ dội, đặc biệt khi bệnh nhân hoạt động cơ hàm.

5/ U vòm họng

Khi các tế bào ở vòm họng loạn sản và hình thành khối u thì cổ họng sẽ bị nghẹn. Bệnh nhân bị trở ngại trong việc nhai, nuốt hoặc khó thở khi bệnh nghiêm trọng. Triệu chứng điển hình: chảy máu mũi, đau họng, đau tai, nhức đầu, mất thính lực,…

6/ Viêm amidan

Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau tai lúc nhai chính là viêm amidan. Bộ phận này bị sưng tấy khiến hạch bạch huyết ở cổ và vùng tai cũng bị ảnh hưởng ít nhiều tùy mức độ. Triệu chứng điển hình: amidan sưng đỏ, cổ họng đau, tai đau, khó nuốt, hôi miệng,…

7/ Viêm xoang

Tình trạng viêm nhiễm ở những xoang mũi, má cũng như trái do nhiễm trùng có thể dẫn đến đau tai. Nếu bị nhẹ thì các cơn đau chỉ xuất hiện khi bạn hoạt động ở những vùng này. Triệu chứng điển hình: căng nặng vùng mặt, sốt, chảy dịch mũi, đau vùng mặt, tai,…

8/ Viêm tai giữa

Viêm tai giữa rất thường gặp, là trường hợp tạp khuẩn tấn công ống tai giữa gây nhiễm trùng bộ phận này. Bệnh nhân sẽ bị đau nhức tai và ù tai là dễ nhận thấy . Triệu chứng điển hình: đau tai khi nói hoặc ăn uống, chảy dịch, chóng mặt, sốt, mệt mỏi,…

9/ Viêm VA

VA là bộ phận miễn dịch giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, tổn thương phổi. Khi VA bị sưng viêm thì sẽ gây đau nhức ở các cơ quan như tai, mũi, họng. Triệu chứng điển hình: đau khi nhai, nuốt nước bọt, nói chuyện, nhức tai, cổ họng,…

ĐIỀU TRỊ ĐAU TAI HIỆU QUẢ CHUYÊN SÂU

Trước hết bạn không nên chủ quan khi có bất cứ dấu hiệu lạ thường xảy ra với vùng tai – mũi – họng. Đặc biệt tai là bộ phận quan trọng và dễ bị tổn thương, khi bị bệnh lý gì lại rất dễ gây biến chứng nguy hiểm.

Bị đau tai lúc nhai có tự khỏi không?

Mỗi người bị đau nhức tai có biểu hiện đa dạng, khác nhau và tùy vào những nguyên nhân khác nhau mà xử lý. Nếu chỉ là vấn đề mỏi cơ, tổn thương không đáng kể, thì có thể sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên nhiều trường hợp nếu để kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Bị đau tai kèm các triệu chứng khác như chảy mủ, ù tai, đau họng, nghe kém,… thì bạn cần đi bác sĩ. Cũng có bệnh lý về tai không biểu hiện rõ rệt nên chúng ta cũng cần đi khám để tầm soát tốt, ngăn chặn nguy cơ diễn biến phức tạp.

Địa chỉ khám và điều trị bệnh về tai uy tín

Tại tp Hồ Chí Minh và các tỉnh thành lân cận, Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu là địa chỉ y tế chuyên nghiệp và uy tín, được người dân tin tưởng lựa chọn hàng chục năm nay. Chuyên khoa Tai – mũi – họng quy tụ đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, tâm huyết.

Bên cạnh đó, Hoàn Cầu có các phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn đối với các vấn đề liên quan đến triệu chứng đau tai lúc nhai. Quy trình thăm khám, chữa trị khoa học, chi phí hợp lý, minh bạch.

Phương pháp điều trị đau tai khi nhai

Hiện nay, viêm tai giữa hay các bệnh lý có dấu hiệu đau tai được điều trị với mục đích chính là phục hồi thính lực, giảm đau, kháng viêm và ngăn chặn tình trạng nghiêm trọng của biến chứng. Các phương pháp sử dụng tại Phòng khám Hoàn Cầu:

♦ Nếu bệnh ở giai đoạn nhẹ: Chỉ định dùng kháng sinh, hạ sốt, giảm đau, kháng viêm, sát trùng,… để giảm bớt triệu chứng

♦ Nếu bệnh ở giai đoạn nặng: Thuốc kết hợp các liệu pháp như cộng hưởng âm thanh, chiếu hồng quang, sóng viba, châm cứu, bấm huyệt điều trị kết hợp thuốc và vật lý trị liệu.

Trường hợp bệnh có những diễn biến phức tạp, dùng thuốc và các biện pháp trên không phù hợp thì bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định tiểu phẫu. Sau khi được chỉ định, bệnh nhân chuẩn bị tâm lý và quyết định tiến hành thủ thuật sớm để cải thiện tình hình sức khỏe.

Nếu bạn cảm thấy đau tai khi nhai kéo dài và có những triệu chứng như một trong các bệnh lý đã nêu trên thì hãy nhanh chóng liên hệ bác sĩ. Việc khám chữa kịp thời, đúng địa chỉ y tế chuyên nghiệp, sẽ giúp ngăn chặn các di chứng sau này. Nhấp vào khung chat bên dưới để được chuyên gia tư vấn miễn phí và nhận mã khám ưu tiên nhé.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM