Thu gọn danh mục

Thuốc Metasone có chứa hoạt chất Beta-methasone, thường được sử dụng trong các trường hợp bệnh có đáp ứng với corticoid như: viêm mũi dị ứng, hen suyễn, lupus ban đỏ, viêm da tự miễn, viêm khớp dạng thấp… Vậy, cụ thể thuốc Metasone có tác dụng gì? Những điều cần biết trước khi sử dụng thuốc là gì? Cùng đi tìm câu trả lời qua những thông tin được tổng hợp trong bài viết bên dưới nhé.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Những thông tin về thuốc Metasone

Thông tin cơ bản

Metasone thuộc nhóm thuốc nội tiết tố - hormone

Metasone thuộc nhóm thuốc nội tiết tố - hormone

Tên thuốc: Metasone

♦ Phân nhóm: Thuộc nhóm thuốc nội tiết tố - hormone

♦ Dạng bào chế: Viên nén

♦ Hàm lượng thuốc: 0.5mg

♦ Quy cách đóng gói: 10 viên/ 1 vỉ, hộp 10 vỉ

♦ Giá thành: Thuốc Metasone thường được bán với giá từ 25.000 đến 30.000 VNĐ/ hộp. Tuy nhiên, giá thành thực tế ở mỗi nhà thuốc có thể không giống nhau và chênh lệch ít nhiều so với giá niêm yết.

Thành phần của thuốc Metasone

♦ Mỗi viên nén Metasone có chứa 0.5mg Beta-methasone. Hoạt chất này là một corticosteroid dạng tổng hợp, có khả năng ức chế miễn dịch mạnh mẽ. Cụ thể, Beta-methasone có tác dụng kháng dị ứng, kháng viêm và điều trị những tình trạng bệnh có đáp ứng với corticoid.

♦ Beta-methasone được hấp thu qua đường tiêu hóa và nhanh chóng phân bố vào các mô trong cơ thể. Hoạt chất này chuyển hóa chậm ở gan và sẽ được đào thải ra bên ngoài qua đường tiểu.

Chỉ định của thuốc Metasone

Thuốc Metasone được sử dụng điều trị viêm thấp khớp, viêm da…

Thuốc Metasone được sử dụng điều trị viêm thấp khớp, viêm da…

Thuốc Metasone được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:

♦ Viêm thấp khớp

♦ Bệnh đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, hen suyễn

♦ Lupus ban đỏ

♦ Bệnh viêm da tự miễn

♦ Ngoài ra, thuốc Metasone còn được dùng nhiều trong các trường hợp khác. Đồng thời, một số tác dụng khác của Metasone không được đề cập trong bài viết.

Chống chỉ định của thuốc Metasone

Thuốc Metasone thường được chống chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:

♦ Người bệnh nhiễm virus/ nhiễm nấm toàn thân.

♦ Người bệnh quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần hoạt chất có trong thuốc.

♦ Thuốc Metasone có thể gây ức chế hoạt động miễn dịch của cơ thể. Do đó, cơ chế hoạt động của thuốc có thể khiến tình trạng sức khỏe của người dùng trở nên nghiêm trọng hơn.

♦ Người bệnh nên chủ động thông báo với bác sĩ về tiền sử dị ứng, tình trạng bệnh lý, lịch dùng thuốc và thực hiện các thủ thuật ngoại khoa. Dựa vào những thông tin đó, bác sĩ sẽ cân nhắc việc sử dụng Metasone để điều trị bệnh.

Cách dùng – liều lượng – cách bảo quản thuốc Metasone

Cách dùng thuốc Metasone

Người bệnh cần tuân thủ cách sử dụng, tần suất và liều dùng thuốc Metasone đã được bác sĩ quy định. Không nên tự ý thay đổi một trong những yếu tố trên, để tránh làm giảm tác dụng điều trị hoặc gây ra những rủi ro không mong muốn.

► Thuốc Metasone được bào chế dưới dạng viên nén, nên người bệnh uống thuốc trực tiếp với nước lọc. Lưu ý, không uống thuốc chung với sữa, nước ép, trà hay nước có gas… vì có thể làm giảm tác dụng của thuốc và gây ra một vài phản ứng phụ.

Liều dùng của thuốc Metasone

Liều dùng của thuốc Metasone được điều chỉnh tùy vào các yếu tố như: độ tuổi, mục đích điều trị, biểu hiện lâm sàng và khả năng đáp ứng của từng trường hợp. Do đó liều dùng ở trường hợp cụ thể thường không giống nhau.

Uống thuốc Metasone theo chỉ định của bác sĩ

Uống thuốc Metasone theo chỉ định của bác sĩ

Liều dùng thông thường trong điều trị viêm khớp dạng thấp

Mỗi lần dùng 1 viên

♦ Dùng khoảng 3 – 4 lần/ ngày

Liều dùng thông thường khi điều trị bệnh trong thời gian ngắn

♦ Mỗi lần dùng 2 viên, dùng 3 lần/ ngày.

♦ Sau khoảng 2 – 5 ngày nên giảm liều dùng xuống còn 1 viên/ lần; 3 lần/ ngày.

Liều dùng thông thường trong điều trị các bệnh lý khác

♦ Mỗi lần dùng 3 viên, dùng 3 – 4 lần/ ngày.

♦ Thời gian điều trị: Trong khoảng 1 – 3 tuần

Lưu ý: Trẻ em từ 12 tuổi trở lên chỉ nên dùng thuốc Metasone với 2/3 liều dùng của người trưởng thành.

Những thông tin trên về liều dùng của thuốc Metasone chỉ có thể đáp ứng cho một số trường hợp phổ biến và không thể thay thế cho chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Cách bảo quản thuốc Metasone

♦ Người bệnh nên bảo quản thuốc Metasone ở nơi khô thoáng, có nhiệt độ phòng; tránh những nơi ẩm ướt hay có nhiệt độ cao, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp.

♦ Cất giữ thuốc Metasone ở xa tầm với của trẻ nhỏ.

♦ Không sử dụng thuốc Metasone quá hạn hoặc có dấu hiệu đổi màu, hư hại.

Những điều cần ghi nhớ khi sử dụng thuốc Metasone

Thận trọng khi dùng thuốc Metasone

Trong quá trình điều trị bệnh bằng thuốc Metasone, cần thận trọng một số điều sau:

 Chú ý khả năng đáp ứng thuốc của từng trường hợp để điều chỉnh liều dùng. Đồng thời, theo dõi trong vòng một năm với những trường hợp điều trị dài hạn bằng thuốc Metasone.

► Dùng thuốc Metasone trong thời gian dài có thể gây đục thủy tinh thể, làm suy giảm hệ miễn dịch. Do đó, người dùng thuốc Metasone cần tránh tiếp xúc với những ai mắc bệnh truyền nhiễm như sởi, thủy đậu…

► Nên bắt đầu dùng thuốc Metasone với liều thấp . Nếu đang dùng ở liều cao và cần giảm liều thì nên giảm từ từ, không nên ngưng thuốc đột ngột. Cần điều chỉnh liều dùng đối với bệnh nhân xơ gan hay bị thiểu năng tuyến giáp.

► Cần cân nhắc cẩn thận khi sử dụng thuốc Metasone cho các trường hợp sau: Nhiễm Herpes, viêm ruột thừa, cao huyết áp, viêm đại tràng không đặc hiệu, suy thận…

► Dùng thuốc Metasone để điều trị bệnh dài hạn có thể ảnh hưởng đến mức độ tăng trưởng và sản xuất cortisone nội sinh ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, Metasone còn có thể ảnh hưởng đến số lượng và khả năng di dộng của tinh trùng trong một vài trường hợp.

► Hiện vẫn chưa có nghiên cứu lâm sàng về việc sử dụng thuốc Metasone cho thai phụ hay các chị em đang cho con bú. Do đó, nhằm giảm thiểu nguy cơ phát sinh tác dụng phụ, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.

Tác dụng phụ của thuốc Metasone

Người bệnh có thể bị nổi mề đay khi dùng thuốc Metasone

Người bệnh có thể bị nổi mề đay khi dùng thuốc Metasone

Trong thời gian điều trị bệnh bằng thuốc Metasone, người bệnh có thể gặp phải một số phản ứng không mong muốn như:

► Yếu cơ, co giật

► Rối loạn kinh nguyệt

► Loét dạ dày – tá tràng

► Khiến vết thương lâu lành

► Rối loạn nước và các thành phần điện giải

► Nổi mẫn, nỗi mề đay, teo da

Lưu ý: Khi xuất hiện những triệu chứng kể trên, người bệnh nên đến ngay bệnh viện hoặc liên hệ với bác sĩ để được xử lý kịp thời. Không nên kéo dài vì có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Tương tác thuốc

Metasone có thể tương tác với một số loại thuốc, làm giảm tác dụng của thuốc hoặc gây ra các tác dụng phụ. Do đó, cần thận trọng khi sử dụng Metasone với một số loại thuốc sau:

► Phenobarbital, Phenyltone, Ephedrine, Rifampicine: Những loại thuốc này dùng chung với Metasone có thể làm tăng chuyển hóa các dẫn xuất của corticoid.

► Thuốc lợi tiểu: Nếu dùng chung với thuốc Metasone có thể giảm nồng độ kali trong máu.

► Thuốc chống đông máu Coumarin: Metasone có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của thuốc chống đông máu. Do đó, cần điều chỉnh liều lượng nếu có ý định sử dụng kết hợp với nhau.

► NSAID (thuốc kháng viêm không chứa steroid) và rượu: Dùng chung với thuốc Metasone có thể làm tăng tác hại lên niêm mạc dạ dày và ruột.

Lưu ý: Metasone có thể tương tác với một số loại thuốc khác không được đề cập trong bài viết. Vì thế, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ trước khi có ý định dùng chung Metasone với bất kỳ loại thuốc nào.

Thuốc Metasone có thể tương tác với thuốc lợi tiểu, chống đông máu…

Thuốc Metasone có thể tương tác với thuốc lợi tiểu, chống đông máu…

Xử lý khi dùng thuốc Metasone quá liều

► Beta-methasone là thành phần chính của thuốc Metasone; việc dùng quá liều Beta-methasone thường không gây nguy hiểm cho người dùng có tình trạng sức khỏe bình thường, ngoại trừ trường hợp liều dùng quá cao.

► Đối với bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, cườm mắt, đái tháo đường… việc dùng Beta-methasone quá liều có thể gây ra một số triệu chứng nghiêm trọng.

► Thông thường để xử lý tình trạng dùng thuốc Metasone, các bác sĩ sẽ tiến hành gây nôn và thụt rửa dạ dày.

Lời khuyên

Bác sĩ Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu chia sẻ, bên cạnh tác dụng điều trị bệnh thì các loại thuốc cũng có thể gây ra tác dụng phụ hay tương tác thuốc; và thuốc Metasone cũng vậy.

► Do đó khi mắc bệnh, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chỉ định dùng thuốc đúng cách, hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ phát sinh tác dụng phụ… giúp đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả điều trị tích cực.

Trên đây là những thông tin về thành phần, công dụng, chỉ định và chống chỉ định… của thuốc Metasone, những bài viết chỉ có tính chất tham khảo. Nếu người bệnh còn có bất kỳ thắc mắc gì hay có nhu cầu khám chữa bệnh thì hãy nhấp vào khung chat online cuối bài để được hỗ trợ tư vấn cụ thể.

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM